Thuyền đò
Nhà Hàng
Khách Sạn - Nhà Nghỉ
Cáp treo
Di tích
Chùa Tiên Sơn và động Tiên Sơn
Động được mở mang cùng thời với Chùa Thiên Trù và Chùa Hương vào thế kỷ ( XVI - XVII ) Nhưng do bến cố của thiên nhiên động đã bị đất đá lấp đi, Vào năm 1903 một người dân địa phương cùng với con trai đi đào củ mài trên núi Tiên, đánh rơi con dao xuống một hang sâu lần xuống tìm và phát hiện ra động Tiên Sơn. Đến năm giáp thìn 1904, Hội thiện thôn Yến Vĩ đã quyên công quyên sức mở lại động Tiên Sơn và mở thêm một cửa động thứ hai ở bên phải. Năm đinh mùi 1907 Hội thiện hưng công đức tạc 5 pho tượng từ 3 phiến đá bạch thạch đào được ở trong động (khi mở cửa động thứ 2). Năm pho tượng đó tạc gia đình bà chúa Ba, sau khi đến Chùa Hương chữa bệnh và tu thành chính quả...
Chùa Tiên Sơn nằm cách Thiên Trù khoảng 200 mét. Tháng ba năm Canh Dần ( 1770 ) Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần thú Hương Sơn đã khắc bài thơ lên cửa động.
Chợt khỏi Thiên Trù thoạt rẽ lên
Che che cửa động một đường lên
Chở mây quanh quất lồng hương phật
Gõ đá vang lừng trỗi nhạc tiên
Bảo cái đùn đùn trên bảo toạ
Kim quan chăm chắm trước kim liên
Thanh sa dấu cũ còn nghi để
Quyền được xe loan biết mấy phen.
Động Tiên Sơn tuy nhỏ nhưng có địa thế và nhiều nhũ đá rất đẹp, như: bàn tay phật , Ngà voi trắng, trái tim, khánh đá, chiêng đá, khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng nhạc
"Cảnh tiên cứ ngỡ là tiên thật
Thủa trước bồng lai cũng thế chăng"
Bên cạnh đó những công trình nghệ thuật do con người xây dựng lên với nhiều kiến trúc độc đáo thời bấy giờ nhưng đáng tiếc thay tất cả đã bị giặc Pháp ném bom tàn phá (1947-1950) thành đống gạch vụn, tro tàn. Phải sau hòa bình lặp lại chùa mới được tôn tạo lại như ngày nay để phục vụ tín ngưỡng.