Thuyền đò
Nhà Hàng
Khách Sạn - Nhà Nghỉ
Cáp treo
Di tích
Tam Bảo Chùa Thiên Trù
Du lịch tâm linh là một khái niệm mới, đối với nghành du lịch Việt Nam. Du lịch tâm linh là gắn liền với yếu tố “thiêng liêng”, con người đến với loại hình du lịch này để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp với môi trường tự nhiên, giao tiếp với tâm linh, hưởng thụ sinh hoạt văn hóa làm cho họ cảm nhận được sự gần gũi với thiên nhiên.
Hiện nay loại hình du lịch này đang có xu hướng phát triển ở một số quốc gia châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar…
Hàng năm, có hàng trăm ngàn người tham gia các tour du lịch tâm linh hướng đến các thánh tích tôn giáo, tại đây họ không chỉ đơn giản là tham quan vãn cảnh mà còn là tìm hiểu một nền văn hóa. Đối với họ, các thánh tích tôn giáo là nơi giác ngộ, trao tặng cho họ những thông điệp tuyệt vời. chứa đựng những minh triết giác ngộ, một sự hòa hợp giữa con người với thế giới cũng như giải mã ít nhiều bản thế cá nhân bí ẩn…
Việt Nam là một quốc gia có nhiều thánh tích và địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng: chùa Trấn Quốc (Hà Nội), chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Bái Đính (Ninh Bình)… Cả nước hiện có hơn 44.000 địa danh, thánh tích trong đó có hơn một nửa có thể khai thác mô hình du lịch tâm linh.
Nếu như ở các quốc gia khác, du lịch tâm linh gắn liên với du lịch tôn giáo thì ở Việt Nam du lịch tâm linh lại hướng về cội nguồn, về lịch sử thờ cúng tổ tiên. Trong nền văn hóa Việt Nam, tục thờ cúng tổ tiên đã có từ lâu đời, đặc biệt trong thời gian gần đây, các chùa chiền, đền, miếu ngày càng được tu sửa, cải tạo, khôi phục lại thì việc thờ cúng lại càng được chú trọng hơn. Mặc dù ở Việt Nam chưa có khái niệm du lịch tâm linh, nhưng đối với nhiều người thì việc đi lễ chùa cũng là một thói quen để thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, cầu bình an cho bản thân và gia đình.
Theo các chuyên gia về Nghiên cứu và Bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam thì khai thác du lịch tâm linh đang là một hướng đi mới, đầy tiềm năng cho ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải có một sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa và du lịch, nếu không thì du lịch tâm linh có thể trở thành một yếu tố lệch lạc văn hóa.
Văn hóa tâm linh thổi hồn cho di sản. Hướng đi phát triển mới và bền vững cho du lịch Việt Nam đó là du lịch tâm linh hướng đến những yếu tố văn hóa, những yếu tố gắn chặt với nền văn hóa có hơn bốn nghìn năm lịch sử.